Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

TÌM HIỂU DU HỌC NHẬT BẢN (2)



Một năm trung bình có đến 1 500 cơn địa chấn trên một khu vực gồm 4 hòn đảo chinh là Honshu, Shikoku, Hokkaido, Kyushu với tổng diện tích vào khoảng 377 853 km2, 126 triệu người dân Nhật Bản sinh sống tại một khu vực được coi là vành đai lửa của khu vực Địa Trung Hải.

Với vị trí địa lý kéo dài đến 3 000 km từ phía bán đảo Triều Tiên ngược lên phía Bắc, khí hậu Nhật Bản rất khác nhau, phía Nam có khí hậu lạnh ôn đới.

Năm 1983 kế hoạch đề xuất là 100 000 sinh viên nước ngoài đến Nhật học tập, tính đến nay sau gần hai thập niên số lượng sinh viên quốc tế tại Nhật Bản mới đạt khoảng 5 000 sinh viên.

Tại sao sau hai thập niên, số lượng sinh viên quốc tế theo học tại Nhật Bản chỉ là 5 000 người?
Giáo dục tại Nhật Bản luôn được coi là một nơi lý tưởng cho những sinh viên muốn đi du học nước ngoài. Tuy vậy để có thể theo học tại Nhật Bản, học sinh sinh viên quốc tế cần phải biết tiếng Nhật vốn được coi là một ngoại ngữ khó. Thêm vào đó chi phí ăn học hiện nay tại Nhật Bản là rất đắt đỏ. Để theo học chỉ một khoá học ngoại ngữ 6 tháng trung bình tốn khoảng 5514 đôla Mỹ tiền học phí trở lên. 
Chỉ xét riêng số sinh viên Việt Nam đang theo học tại Nhật Bản tính đến thơi điểm hiện nay, ngoài số sinh viên đi học theo học bổng của chính phủ, hoặc xin được các học bổng của trường hoặc các tổ chức, số sinh viên đi học tự túc tại Nhật Bản hịên nay là rất ít và không đáng kể.

Để khuyến khích thêm lượng sinh viên quốc tế theo học tại Nhật Bản trong thời gian tới và để có thể đạt con số 100.000 sinh viên có lẽ sẽ phải tốn nhiều thời gian và công sức của Chính phủ Nhật Bản.

Về giáo dục trong các trường Đại học, vấn đề nghiên cứu được chú trọng trong tất cả các lĩnh vực, từ cơ khí điện tử tới quản lý quốc tế.

Nhật Bản - đất nước mà truyền thống cổ xưa kết hợp với công nghệ hiện đại đang cố gắng tạo ra một môi trường học tập.

Mô hình hệ thống giáo dục 6-3-3-4

Chưa kể đến loại hình giáo dục "tiểu học đường" và các chương trình giáo dục sau đại học, hệ thống giáo dục của Nhật Bản được gọi là "hệ thống 6-3-3-4" trong đó bao gồm 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở (cấp II, 3 năm trung học (cấp III) và 4 đại học. Trong hệ thống này, chương trình học trong 9 năm đầu (6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở) được coi là chương trình học trong 9 năm đầu (6 năm học tiểu học và năm trung học cơ sở) được coi là chương trinh giáo dục bắt buộc đối với trẻ em Nhật Bản.

Nhật Bản có 3 loại trường: thứ nhất là trường đại học, thời gian 4 năm, tuy nhiên đối với những ngành học như ngành y, thời gian có thể kéo dài hơn 6 năm; thứ hai là trường cao đẳng, loại hình này để phục vụ những học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, có kế hoạch học tập các ngành khoa học, nghệ thuật trong vòng từ 2 đến 3 năm; thứ 3 là kỹ thuật dạy nghề. Loại hình này nhằm phục vụ cho những học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở. Thời gian học nghề thường là 5 năm đối với các ngành như cơ khí, kỹ thuật hàng hải. Sau khi tốt nghiệp các trường dạy nghề, học sinh có nguyện vọng sẽ có thể nộp đơn vào học tập ở bậc học nghề cao hơn tại một số trường đại học chuyên ngành.

Để đáp ứng nhu cầu học ở bậc đại học ngày càng tăng, kể từ sau những năm 50, Nhật Bản đã hình thành loại hình đại học dân lập. Tuy nhiên, từ những năm 1970 trở lại đây, Nhật Bản đã có những chính sách cụ thể để hạn chế sự cạnh tranh hỗn loạn của loại hình trường đại học dân lập này, đảm bảo chất lượng của sinh viên đại học khi ra trường xét trên tổng thể.

Cải cách giáo dục và xu hướng giáo dục hiên đại

Các cuộc cải cách giáo dục ở Nhật Bản nhằm vào các mục tiêu: Tăng tầm quan trọng đặc biệt việc phát triển của từng cá nhân;

Chuyển sang hệ thống giáo dục học tập suốt đời; tạo sự cân bằng giữa các kiến thức truyền thống với các kiến thức công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay tại Nhật Bản phục vụ xu hướng quốc tế xã hội và thời đại thông tin.

Trong hệ thống giáo dục ở Nhật Bản, vai trò của gia đình, đặc biệt là người mẹ rất quan trọng đối với trẻ em. Thông thường, phụ nữ Nhật Bản có xu hướng trở thành các bà nội trợ chuyên nghiệp sau khi lập gia đình, trong đó dạy dỗ và chăm sóc con cái là một trong những nhiệm vụ chính. Trên cơ sở đó, kiểu giáo dục này đòi hỏi người mẹ phải có trình độ học vấn cao để có thể giúp con họ có thể vượt qua được chương trình giáo dục khắc nghiệt ở đây. Vì vậy, với những người phụ nữ có trình độ học vấn cao, khi lấy chồng họ vẫn hoàn toàn có cơ hội để sử dụng tốt các kiến thức đã học để dạy dỗ con cái thay vì thuê gia sư hoặc đến trường học thêm.

Với xu hướng cải cách giáo dục hiện đại hiện nay (kể từ năm 1971), Nhật Bản hy vọng sẽ lại một lần nữa tạo nên những điều thần kỳ mới trong quá trình phát triển trong tương lai không xa.

                                                                                                               Nguồn tin: VIECA
Tìm hiểu thêm: Du học nhật bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét