Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Lời khuyên cho bạn khi đi du học Nhật Bản



Chỉ cần bỏ ra vài phút, bạn sẽ có được những lời khuyên hết sức bổ ích về du học Nhật Bản.
Tại sao lại chọn du học Nhật Bản?
- Nhật Bản là đất nước có nền kinh tế đứng thứ 3 trên thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc
- Nền giáo dục chất lượng hàng đầu
- Dễ dàng có được việc làm thêm với thu nhập cao
- Ngoài việc được tích lũy kiến thức ở nền giáo dục hoàn hảo bạn còn học hỏi được đức tính độc lập, tự tin, cần cù, siêng năng và nghiêm khắc trong công việc – những yếu tố giúp bạn thành công trong tương lai của mình.
- Với con số 80% sinh viên ở lại Nhật làm việc sau khi tốt nghiệp đã nói nên bạn hoàn toàn có cơ hội ở lại Nhật làm việc.
- Những năm gần đây Nhật Bản là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam cho các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, ngành công nghiệp, nông nghiệp, y tế …và đặc biệt là giáo dục.

Đi du học Nhật Bản bao nhiêu tiền?



1/  Học phí bao nhiêu?
Mức học phí trung bình của các trường tiếng tại Nhật là khoản 550,000 đến 650,000 yên/năm, tùy theo từng trường có mức học phí khác nhau. Một số trường cá biệt có thể có mức học phí lên tới 800,000 yên.  Tuy nhiên, phần lớn các trường là đối tác tuyển sinh của Công ty HIỀN QUANG đều có mức học phí phù hợp với khả năng chi trả của học sinh Việt Nam.


2/  Các chi phí sinh hoạt khác bao nhiêu?
a)  Tiền thuê phòng (20-30 mét vuông) có giá xê dịch từ 20,000 đến 30,000 yên/tháng. Ở những khu vực như Tokyo giá có thể tăng cao hơn một ít. Sinh viên Việt Nam thường ghép phòng chung để giảm chi phí sinh hoạt. Công ty Hiền Quang sẽ tư vấn giúp bạn tìm phòng giá rẻ, gần trường, gần khu vực mua sắm, đi lại, làm thêm trước khi đến Nhật. Một số trường đã có sẵn kí túc xá (KTX) và tiền KTX sẽ được trả theo số tháng quy định của trường cùng tiền học phí trước khi đến Nhật.

b)  Tiền ăn uống, thường do sinh viên tự nấu cho hợp khẩu vị, nhưng một số trường cũng có nhà ăn cho sinh viên. Tiền chi phí trung bình khoảng 20,000 đến 40,000 yên/tháng. Các đồ nấu Việt Nam phần lớn có thể tìm thấy tại siêu thị Nhật hoặc ở một số cửa hàng bán đồ Việt Nam. Các sinh viên khóa trước của Công ty HIỀN QUANG sẽ tư vấn cho các bạn mới sang.

c)  Tiền điện thoại: Sinh viên tại Nhật thường sử dụng điện thoại của công ty Softbank để có thể gọi cho nhau miễn phí, trừ thời gian từ 9h tối đến 1h sáng. Mức tiền cơ bản bắt buộc phải trả cho công ty là 980 yên/tháng.
Điện thoại gọi về Việt Nam: Có nhiều hãng tung ra giá cước rẻ, tầm 11 đến 15 yên (1500 đến 2000 VND)/phút khi gọi về Việt Nam, có thể gọi thẳng từ máy điện thoại cầm tay.
Ở các khu vực như Tokyo, Osaka, các sinh viên đi lại bằng xe bus hoặc tàu điện ngầm. Những nơi khác, các sinh viên thường dùng xe đạp, hoặc xe máy. Xe đạp và xe máy ở Nhật rất rẻ, hoặc có thể mua lại xe cũ từ sinh viên khóa trước.


Giáo dục ở Nhật Bản


Chế độ giáo dục bắt buộc ở Nhật Bản từ tiểu học tới trung học đệ nhất cấp, do đó mọi trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 15 đều phải đến trường. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học đệ nhị cấp ở Nhật là 90%. Sau đó 53,4% tỷ số này tiếp tục vào học ở các trường chuyên môn, cao đẳng hay đại học. Nhật là một trong những nuớc có trình độ dân trí cao nhất thế giới, tỉ lệ người không biết đọc biết viết gần như 0%.
Hệ thống giáo dục của Nhật bản gồm 7 cấp:
1. Mẫu giáo (“yochien” = ấu trĩ viên, 3-6 tuổi)
2. Tiểu học (“shogaku” = tiểu học, 6-12 tuổi) : 6 năm
3. Trung học: Ðệ nhất cấp (“chugaku” = trung học, 12-15 tuổi): 3 năm
Ðệ nhị cấp (“koto” = cao đẳng, 15-18 tuổi): 3 năm
4. Hệ thống giáo dục sau trung học: trường các sự hay chuyên môn (“senmon gakko”).
5. Ðại học (“daigaku” = đại học): 4 năm
6. Cao học (“shushi” = tu sĩ): 2 năm
7. Tiến sĩ (“hakase” = bác sĩ): 3 năm

Du học nhật vừa học vừa làm


Du học Nhật Bản vừa học vừa làm


Nhật Bản là đất nước có nền giáo dục đạt đẳng cấp Quốc tế, thế nhưng với chi phí học tập và sinh hoạt vừa phải và được sự ưu ái khuyến khích học hỏi giao lưu văn hóa, trao đổi khoa học kỹ thuật cho nên Nhật Bản luôn là mối quan tâm lớn của hầu hết học sinh sinh viên Quốc tế, hằng năm có hàng 100 ngàn du học sinh vào Nhật đến từ nhiều vùng miền khác nhau, trong đó có Việt Nam.
Nhật Bản là quốc gia có dân số già, thiếu lao động, Bộ Giáo Dục và Đào tạo Nhật Bản có nhiều chính sách tiếp nhận du học sinh nước ngoài vào Nhật, cho phép họ làm thêm với mức thu nhập cao để có thể tự trang trải chi phí cho việc học và cải thiện được số lượng lao động đáng kể.

Tập quán tặng quà cho người Nhật


Tập quán tặng quà cho người Nhật

Dành cho những bạn nào muốn, sẽ, đang và đã  làm việc với người Nhật nhé ạ!^^

Một phần quan trọng trong kiến thức kinh doanh đa văn hóa - đó là các quy ước, tục lệ tặng quà khác biệt trên thế giới. Ví dụ, ở Mỹ, tặng hay không tặng quà giữa các đối tác kinh doanh không quan trọng và không hề ảnh hưởng tới mối quan hệ làm ăn của họ. Thế nhưng, ở Nhật, tặng quà giữa các đối tác là việc làm gần như không thể thiếu được. Bạn sẽ cảm thấy thất thố nếu đến thăm một đối tác Nhật và được tặng quà mà bạn không mang theo gì để tặng lại. Hoặc đối tác có thể rất buồn nếu bạn tặng họ một món quà mà theo văn hóa của họ là kiêng kị. Hiểu rõ văn hóa tặng quà và các quy ước không thành văn có liên quan ở Nhật Bản có thể giúp các doanh nhân nước ngoài xây dựng thành công mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với các bạn hàng Nhật.

Cuộc Sống ở Nhật Như thế nào?


Nhắc tới Nhật Bản là nhiều người hình dung đến một đất nước phát triển kinh tế hùng mạnh từ đống tro tàn chiến tranh, nói đến tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người nằm trong số những nước đứng đầu thế giới. Không ít người cho rằng cuộc sống ở Nhật Bản là thiên đường bởi tiền lương ở Nhật cao như tháp Tokyo hay những tòa nhà chọc trời sừng sững giữa các thành phố lớn của xứ Phù Tang. Vậy thực chất cuộc sống ở Nhật như thế nào?
Ở Nhật Bản, điều tra toàn quốc năm 1995 cho thấy, số người trong một hộ gia đình trung bình là 2,82 người. Hiện nay, ở Nhât Bản, hộ gia đình 1 người chiếm khá nhiều, tới 25,6 %. Đây chủ yếu là hộ của những thanh niên đi học hoặc đi làm xa nhà bố mẹ mà chưa lập gia đình. Vì vậy nếu chỉ tính hộ gia đình từ 2 người trở lên thì số người trung bình mỗi hộ là 3,44 người, tức là đa phần các hộ gia đình có khoảng 1 hoặc 2 con.

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Khó khăn và thuận lợi khi học tại Nhật Bản



Email
InPDF.
Khó khăn lớn nhất phải kể đến đối với du học Nhật Bản là chi phí cao. Những sinh viên nhận được học bổng trọn gói trước khi du học thì có thể yên tâm do mức học bổng của chính phủ Nhật hay các tổ chức tư nhân nói chung đều bao gồm học phí và sinh hoạt phí ở mức có thể đủ để trang trải cho một cuộc sống tương đối đầy đủ.
1. Khó khăn

Chi phí

Tuy nhiên, những sinh viên du học tự túc mà không nhận được sự hỗ trợ kinh tế nào sẽ phải xây dựng một kế hoạch tài chính cụ thể để có thể theo học đến cùng. Cần nghiên cứu kỹ học phí, sinh hoạt phí tốn bao nhiêu, tránh lập kế hoạch với lối suy nghĩ đơn giản là sẽ lấy học bổng hay tiền đi làm thêm ở nơi du học để trang trải mọi chi phí.

TÌM HIỂU DU HỌC NHẬT BẢN (2)



Một năm trung bình có đến 1 500 cơn địa chấn trên một khu vực gồm 4 hòn đảo chinh là Honshu, Shikoku, Hokkaido, Kyushu với tổng diện tích vào khoảng 377 853 km2, 126 triệu người dân Nhật Bản sinh sống tại một khu vực được coi là vành đai lửa của khu vực Địa Trung Hải.

Với vị trí địa lý kéo dài đến 3 000 km từ phía bán đảo Triều Tiên ngược lên phía Bắc, khí hậu Nhật Bản rất khác nhau, phía Nam có khí hậu lạnh ôn đới.

Năm 1983 kế hoạch đề xuất là 100 000 sinh viên nước ngoài đến Nhật học tập, tính đến nay sau gần hai thập niên số lượng sinh viên quốc tế tại Nhật Bản mới đạt khoảng 5 000 sinh viên.

Tại sao sau hai thập niên, số lượng sinh viên quốc tế theo học tại Nhật Bản chỉ là 5 000 người?
Giáo dục tại Nhật Bản luôn được coi là một nơi lý tưởng cho những sinh viên muốn đi du học nước ngoài. Tuy vậy để có thể theo học tại Nhật Bản, học sinh sinh viên quốc tế cần phải biết tiếng Nhật vốn được coi là một ngoại ngữ khó. Thêm vào đó chi phí ăn học hiện nay tại Nhật Bản là rất đắt đỏ. Để theo học chỉ một khoá học ngoại ngữ 6 tháng trung bình tốn khoảng 5514 đôla Mỹ tiền học phí trở lên. 

TÌM HIỂU DU HỌC NHẬT BẢN(1)




Để du học Nhật Bản, học sinh phải học tiếng Nhật từ 1,5 năm đến 2 năm mới có thể thi vào trường đại học. Sau đó, để thi vào ĐH, cao đẳng, thí sinh thường phải thi đậu kỳ thi nhập học do trường tổ chức, cũng có một số ít trường có chế độ xét tuyển đặc biệt dành cho du học sinh.

Riêng nghiên cứu sinh, phần lớn chỉ xét hồ sơ là cho nhập học (trước khi nộp đơn phải tìm giáo sư nhận hướng dẫn). Còn cao đẳng, trường kỹ thuật - chuyên nghiệp thì tổ chức thi tuyển hoặc xét hồ sơ căn cứ trên kết quả thi tiếng Nhật, thi môn học... Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, nếu hội đủ điều kiện Bộ GD&ĐT quy định có thể học lên ĐH.

Thời gian các hệ học

Đại học: Sinh viên chính thức học 4 năm, nhưng học ngành y, nha, thú y học 6 năm. Sinh viên dự thính học một môn học đặc thù nào đó; điều kiện nhập học và số môn học được chấp nhận do dự thính tùy theo mỗi trường.

Sau đại học: Chương trình master học 2 năm và chương trình tiến sĩ (doctor) học 5 năm. Chương trình tiến sĩ phần lớn chia thành: Chương trình tiền kỳ tương đương với master (2 năm), và chương trình hậu kỳ (3 năm). Chương trình học lấy tiến sĩ của y, nha khoa và thú y là 4 năm. Tùy theo trường ĐH, thời gian quy định học lấy tiến sĩ có thể khác nhau.

HƯỚNG DẪN DU HỌC NHẬT BẢN




HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ DU HỌC NHẬT BẢN

ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ
     •    Tốt nghiệp THPT trở lên
         Có chứng chỉ tiếng Nhật tương đương N5 trở lên
CÁC GIẤY TỜ CẦN THIẾT
1.   Giấy khai sinh (1 bản sao gốc)
2.   Bằng THPT hoặc Trung cấp, CĐ, ĐH "nếu có'' (1 bản sao + gốc)
3.   Học bạ THPT hoặc bảng điểm Trung cấp, CĐ, ĐH "nếu có" (1 bản sao + gốc)
4.   Chứng nhận tiếng Nhật "nếu có" (1 bản sao + gốc)
5.   Hộ chiếu (1 bản sao + gốc)
6.   Chứng minh nhân dân (1 bản sao)
7.   Sổ hộ khẩu (1 bản sao)
8.   Sổ quyền sử dụng đất  (1 bản sao)
9.  Giấy khám sức khỏe (1 bản gốc)
10.  8 ảnh (3x4) và 8 ảnh (4x6) (mới chụp)
11. Chứng minh nhân dân của Bố và Mẹ (1 bản sao)
12.  Nếu là Tu Nghiệp Sinh “TNS” phải nộp (Hộ chiếu, chứng nhận “TNS”, Sơ yếu lý lịch, Hợp đồng “TNS”)